Có rất nhiều câu hỏi của khách hàng về hai mặt hàng Tinh dầu Bạc Hà Á và Bạc Hà Âu của éLite Aroma. Chúng có giống nhau không?, sao đều là Bạc Hà mà lại phân biệt ra tinh dầu bạc hà Á và tinh dầu bạc hà Âu như vậy?, loại nào tốt hơn?,….
Theo thống kê của tổ chức Essential Oil Analysis Foundation – Tổ chức phi lợi nhuận có chức năng xác minh độ tinh khiết của các thương hiệu tinh dầu, thì hầu hết, trên thị trường có gần đến 80% các thương hiệu sử dụng tinh dầu Bạc Hà Á để làm giả thành Bạc Hà Âu. Việc phân biệt đâu là Bạc Hà Á, đâu là Bạc Hà Âu khá khó khăn đối với người tiêu dùng, ngay cả những nhà kinh doanh cũng gặp không ít trắc trở khi phân biệt hai loại này.
Điểm khác nhau cơ bản của hai loại này bao gồm:
- Mùi hương: Tinh dầu Bạc Hà Á có mùi cay the rất sắc, trong khi mùi của Bạc Hà Âu có phần ngọt và dễ chịu hơn.
- Hàm lượng Menthol: Trong Bạc Hà Á, hàm lượng Menthol rất cao > 60%, trong khi Bạc Hà Âu chỉ chiếm từ 30-40%.
- Hàm lượng isopulegone trong Bạc Hà Á luôn lớn hơn 0.8%, trong khi ở Bạc Hà Âu luôn thấp hơn 0.2%.
Vậy, người ta lại làm nhái Bạc Hà Á với Bạc Hà Âu để làm gì?
Câu trả lời nằm ở giá tiền!!!. Bạc Hà Á được biết đến là một loại tinh dầu rẻ hơn Bạc Hà Âu rất nhiều lần, vì thế để chạy theo lợi nhuận, một số thương hiệu đã làm nhái chúng với nhau.
Điều này rất nguy hiểm, vì Bạc Hà Á được biết đến là loại tinh dầu có độc tính cao với trẻ em và phụ nữ mang thai. Để phù hợp với các mục đích trị liệu, Bạc Hà Âu cho kết quả tốt hơn và an toàn hơn do hàm lượng isopulegone thấp. Hơn nữa, mùi hương của Bạc Hà Á lại không tinh tế bằng mùi hương Bạc Hà Âu.
Vậy, người ta nhái Bạc Hà Âu và Bạc Hà Á bằng cách nào. Và làm thế nào để phân biệt chúng?
Thông thường, để chỉ chính xác một loại tinh dầu người ta không dựa vào tên thương mại mà nên dựa vào tên khoa học của loài thực vật cho tinh dầu.
Bạn hãy để ý trên chai nếu tên khoa học của tinh dầu là Mentha arvensis là Bạc Hà Á, Mentha piperita là của Bạc Hà Âu.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tử tế như vậy, tuy để tên là Mentha piperita nhưng trong chai lại là Bạc Hà Á. Chúng ta phân biệt như sau:
- Dựa vào kết quả GC/MS chúng ta có thể nhận ra trong Bạc Hà Á, hàm lượng Menthol rất cao >60%, trong khi Bạc Hà Âu chỉ dao động từ 30-40%. Nếu thấy hàm lượng Menthol trong bản phân tích GC/MS của một loại tinh dầu cao hơn bình thường thì chắc chắn đó là Bạc Hà Á.
Tuy nhiên, thủ đoạn tinh vi hiện nay của một số thương hiệu là sử dụng phương pháp đề Menthol hóa (Dementholized) tinh dầu bạc Hà Á để giảm hàm lượng Menthol xuống khoảng 30-40% như Bạc Hà Âu. Đặc tính của Menthol rất dễ kết tinh ở nhiệt độ thấp, chỉ cần bỏ vào tủ lạnh thì Menthol đã có thể kết tinh thành chất rắn tách xuống đáy chai và được lấy ra dễ dàng. Tuy nhiên có một điều đáng mừng là chúng ta vẫn có thể phân biệt một cách chính xác thủ đoạn tinh vi này cũng bằng cách đọc bản báo cáo GC/MS.
Cho dù có đề Menthol đi chăng nữa, thì hàm lượng Isopulegone – chất gây độc tính trong Bạc Hà Á cũng cao hơn so với trong Bạc Hà Âu. Ở Bạc Hà Á, chưa đề Menthol thì hàm lượng isopulegone luôn luôn cao hơn 0.8%, nếu đã đề Menthol, hàm lượng isopulegone luôn cao hơn 1%. Trong khi Bạc Hà Âu hàm lượng isopulegone rất thấp (<0.2%).
Kết luận:
Để phân biệt Tinh dầu Bạc Hà Á với Bạc Hà Âu một cách chính xác nhất, ta dựa vào thành phần Isopulegone. Hàm lượng Isopulegone luôn cao hơn 0.8% trong mọi trường hợp, không có ngoại lệ.
éLite Aroma